Bạn có biết, trong nhà hàng có một vị trí được gọi là Hostess. Họ là ai? Công việc của họ là gì? Nhiệm vụ, trách nhiệm của nhân viên Hostess trong nhà hàng, khách sạn là gì? Đây không phải là một vị trí công việc mới nhưng không phải ai làm việc trong ngành nhà hàng, khách sạn cũng biết đến cách gọi này. Hãy cùng linhmarketing.com tìm hiểu ngay sau đây.
1. Hostess là gì
Hostess là cách gọi chỉ những nữ nhân viên làm nhiệm vụ tiếp đón khách trong nhà hàng. Họ có nhiệm vụ chính là chào đón và sắp xếp chỗ ngồi cho khách. Những nhiệm vụ chính cũng như vai trò quan trọng của Hostess là tạo được những ấn tượng tốt đầu tiên với thực khách về chất lượng dịch vụ, phục vụ của nhà hàng.
2. Bảng mô tả công việc của Hostess
a. Tiếp đón khách
Trong nhà hàng hostess sẽ đứng thường trực ở vị trí cửa nhà hàng, luôn sẵn sàng mở cửa, chào đón khách khi họ bắt đầu đặt chân vào nhà hàng. Được coi là gương mặt đại diện cho nhà hàng, tiêu chuẩn của một nhân viên hostess chuyên nghiệp là nụ cường luôn thường trực trên môi, thái độ thân thiện, cử chỉ – giọng nói niềm nở, lịch sự.
Hỏi thông tin đặt bàn của khách, kiểm tra lại thông tin với bộ phận lễ tân, chỉ dẫn khách vào bàn, đảm bảo khách ngồi đúng vị trí đã đặt hoặc yêu cầu (trong trường hợp còn bàn trống). Đồng thời, đảm bảo khách được phục vụ kịp thời.
Ghi nhớ khách hàng bằng tên hay một đặc điểm nhận dạng riêng biệt nào đó, để tiện cho việc chăm sóc hay triển khai các kế hoạch khách hàng về sau.
Mở cửa, chào khách và cảm ơn khi khách ra về.
b. Nhận thông tin đặt bàn trực tiếp
Khi khách đến nhà hàng, trong trường hợp họ chưa đặt bàn trước, nhân viên Hostess sẽ tiến hành làm thủ tục đặt bàn trực tiếp cho khách. Bạn sẽ phải lấy thông tin khách hàng: số lượng khách, sở thích của khách (thích ngồi gần cửa sổ, dưới đèn chiếu sáng hay muốn ngồi phòng riêng,..) để thông báo cho đội ngũ phục vụ nhà hàng bố trí bàn cho khách một cách nhanh chóng nhất.
Hướng dẫn khách vào bàn hoặc thông báo cho nhân viên phục vụ đón khách.
c. Trả lời các câu hỏi của thực khách
Sẵn sàng tư vấn, giới thiệu cho khách các món ăn, thức uống đặc trưng của nhà hàng dựa trên yêu cầu hay sở thích của khách. Luôn sẵn sàng trả lời những câu hỏi hay bát cứ thắc mắc gì của khách trong quá trình thưởng thức ẩm thực.
Chỉ dẫn cho khách đến các khu vực được phép trong nhà hàng hay gặp nhân viên phụ trách… khi có yêu cầu.
d. Công việc khác
Hỗ trợ bộ phận phục vụ khi nhà hàng đông khách.
Hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới khi được cấp trên yêu cầu.
Hỗ trợ, tham gia vào các chiến lược truyền thông, quảng bá hình ảnh của nhà hàng.
Tham gia đề xuất những ý tưởng để nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng quy trình phục vụ, đảm bảo hoạt động kinh doanh của nhà hàng đặt được hiệu quả tốt hơn.
Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên nhà hàng khi có điều kiện.
Làm các báo cáo công việc theo quy định và tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận.
Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu từ cấp trên.
>> Tìm hiểu chi tiết: Quy trình phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp
3. Trách nhiệm của Hostess trong nhà hàng
Ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc chính của mình, nhân viên Hostess nhà hàng còn phải thực hiện, hoàn thành tốt những trách nhiệm quan trọng sau:
a. Trang phục của hostess
Trách nhiệm quan trọng nhất của hostess là tạo được ấn tượng tốt với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên, vì vậy, việc chú ý đến ăn mặc, trang phục trong mỗi ca làm là rất cần thiết.
Tại Việt Nam, thường các nhà hàng sẽ yêu cầu hostess mặc đồng phục riêng như áo dài hoặc áo sơ mi với chân váy bút chì. Trong những dịp đặc biệt như Giáng sinh, Tết, Trung thu,… một số nhà hàng, sẽ có những bộ đồng phục riêng, thiết kế lạ mắt hơn dành cho hostess.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn chung của một hostess khi làm việc phải có vẻ ngoài gọn gàng, không nên đeo quá nhiều đồ trang sức hoặc sử dụng mùi nước hoa quá nồng.
b. Chuẩn bị công việc
Trước khi bắt đầu công việc, nhân viên Hostess phải thực hiện một số công tác chuẩn bị như: vệ sinh bảng thực đơn của nhà hàng, đảm bảo chúng không có bất cứ vết bẩn gì,…
Sau khi kết thúc ca làm việc, nhân viên Hostess đảm bảo phải bàn giao đầy đủ công việc, công vụ làm việc được giao cho người ca sau. Nếu là người làm ca cuối, khi ra về, bạn phải đảm bảo mọi thứ tại vị trí làm việc của mình đã sạch sẽ, gọn gàng và an toàn.
c. Chăm sóc khách hàng
Nhân viên Hostess là nhân tố quan trọng để nhà hàng xây dựng các chiến lược chăm sóc khách hàng, xây dựng tập khách hàng trung thành cho nhà hàng. Bằng thái độ đón tiếp thân thiện, nhiệt tình cùng phong thái lịch sử, trang trọng, các Hostess đã góp phần giúp khách sạn ghi điểm, để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng.
Một nhân viên Hostess chuyên nghiệp, họ có thể nhanh chóng nắm bắt các đặc điểm nhận dạng của kháchhàng để ghi nhớ tên của họ. Việc nhắc lại tên khách khi họ ra về hoặc trong lần trở lại tiếp theo sẽ khiến cho khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp của nhà hàng và họ cảm thấy mình được trân trọng và luôn được chào đón tại đây.