Trong thời gian gần đây, thị trường du lịch của Việt Nam đang nóng hơn bao giờ hết, nhiều địa điểm cung không đủ cầu, tình trạng cháy phòng diễn ra thường xuyên. Sự ra đời và phát triển của loại hình khách sạn mini đang dần thoả mãn cơn khát của thị trường này. Với nguồn vốn bỏ ra không quá cao, các chi phí đầu tư cũng không đòi hỏi nhiều như các khách sạn hạng sang 4, 5 sao, mô hình khách sạn mini đang nhanh chóng trở thành xu hướng bất động sản du lịch phổ biến tại nước ta.
Mặc dù nguồn vốn bỏ ra khá khiêm tốn, nhưng khi đầu tư kinh doanh khách sạn mini các chủ đầu tư cần phải hết sức chú ý đến 4 khoản chi phí sau:
1. Chi phí thuê hoặc mua mặt bằng
Muốn kinh doanh khách sạn thành công dù quy mô lớn hay nhỏ, địa điểm là một trong những yếu tố có vai trò quyết định. Khách sạn nên được xây dựng ở địa điểm đẹp, hút khách, giao thông đi lại thuận tiện, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng luôn luôn sẵn sàng. Hơn thế nữa, kinh doanh khách sạn đòi hỏi có sự đầu tư về lâu về dài. Để có một vị trí tốt và kinh doanh hiệu quả, đòi hỏi các nhà đầu tư phải bỏ một số tiền khá lớn để thuê hoặc mua mặt bằng.
2. Chi phí thiết kế và thi công
Khi đã có địa điểm, có thể dựa vào đó cùng với yếu tố khách hàng để lên bản thiết kế hoàn chỉnh cho khách sạn. Phong cách mà khách sạn hướng tới, quy mô, phân chia không gian, thiết kế phòng ngủ,…để là được điều này yêu cầu phải có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, thường thì các chủ đầu tư sẽ đi thuê.
Sau khi đã chốt được bản thiết kế thì chi phí cho việc thi công cũng là vấn đề mà các nhà đầu tư phải lưu ý. Việc lựa chọn vật liệu, đối tác thi công phải đảm bảo chất lượng và uy tín, tránh những điều bất cập trong xây dựng công trình, như: chất lượng vật liệu, thiếu vật liệu,.v.v.
3. Chi phí trang bị nội thất và đồ dùng khách sạn
Một khách sạn sau khi hoàn thành việc mua sắm, sắp xếp đồ dùng, trang thiết bị như: các thiết bị vệ sinh; đồ dùng, dụng cụ buồng phòng; đồ amenities; thiết bị phòng tắm,… cũng ngốn mất một khoản tiền kha khá.
Tuy mô hình khách sạn mini chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng bình dân, nên các đồ dùng không cần quá cầu kỳ, nhưng cũng không thể vì thế mà qua loa, sử dụng đồ kém chất lượng được.
Mặc dù, các khách sạn mini hoạt động với mục đích chủ yếu là đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hàng, nhưng vẫn phải đảm bảo những đồ dùng, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cá nhân tối thiểu nhất, như: một bộ chăn gối êm ái mang đến những giấc ngủ ngon cho khách hàng hay một bộ đồ tiêu hao khách sạn đáp ứng tốt nhất nhu cầu vệ sinh cá nhân của họ. Chính những đồ dùng tưởng như nhỏ nhặt này nhưng lại là một trong những lý do quan trọng để bạn giữ chân được khách hàng của mình.
4. Chi phí duy trì
Khi khách sạn đi vào hoạt động, các chủ đầu tư phải xác định rằng, trong ít nhất 3-5 tháng đầu tiên khách sạn của bạn sẽ chưa thể có lợi nhuận thu về được. Trong khi hàng tháng, bạn vẫn phải bỏ ra một số tiền lớn để chi trả tiền lương cho nhân viên, tiền cho các dịch vụ hoạt động của khách sạn,…
Điều đó, yêu cầu các chủ đầu tư phải có một nguồn kinh phí dự trù đảm bảo, để duy trì hoạt động cho đến khi khách sạn có khách hàng và thu được lợi nhuận. Quá trình này, đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự kiên trì và có nguồn vốn “dư dả”.
Vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến quá trình kinh doanh thành công hay thất bại. Khi quyết định đầu tư kinh doanh khách sạn, các chủ đầu tư trước hết hãy lên cho mình một bản dự trù kinh phí thật chi tiết và đừng quên 4 khoản chi quan trọng mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên nha.
Đọc thêm: Những điều cần biết về kinh doanh khách sạn
Chúc các bạn thành công!