Với nguồn lợi khổng lồ mà ngành du lịch và các dịch vụ của nó mang lại, đã thu hút được lượng lớn đầu tư cả trong và ngoài nước, đặc biệt là trong phân khúc kinh doanh khách sạn. Là một loại hình vẫn còn khá mới trong lĩnh vực đầu tư bất động sản du lịch, resort đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều chủ đầu tư với khả năng thu hút ngoại tệ cũng như sự hấp dẫn đối với khách hàng du lịch.
Tuy nhiên, dù là một thị trường “béo bở” dành cho các nhà đầu tư, nhưng kinh doanh resort vẫn là một thị phần “khó nhằn” khi yêu cầu về lượng vốn đầu tư vô cùng lớn để xây dựng và đi vào hoạt động. Chính điều đó, đòi hỏi các nhà đầu tư trước khi quyết định kinh doanh phải có một kế hoạch tổ chức tài chính chi tiết, cụ thể nhất.
1. Vai trò quan trọng của kế hoạch tài chính khi kinh doanh resort
Bất kỳ một hoạt động kinh doanh dù quy mô lớn hay nhỏ thì cũng cần có vốn, đó là yếu tố tiền đề cho sự ra đời và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đối với loại hình kinh doanh resort cũng vậy, không chỉ nhu cầu về vốn mà loại kinh doanh này còn đòi hỏi một lượng vốn vô cùng lớn. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch tổ chức tài chính cho đầu tư kinh doanh resort là việc làm vô cùng cần thiết.
Thứ nhất, kế hoạch tài chính chi phối tất cả các chiến lược, kế hoạch khác: Tất cả hoạt động chuẩn bị hay khi tiến hành kinh doanh resort đều phụ thuộc vào vốn. Từ thiết kế, xây dựng, đến sắm đồ dùng trang thiết bị cho đến việc duy trì hoạt động,…đều chịu sự chi phối từ nguồn tài chính đầu tư.
Thứ hai, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả: một kế hoạch tổ chức tài chính cụ thể giúp các nhà đầu tư có được bước đi rõ ràng và cụ thể nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả.
Thứ ba, kế hoạch tài chính hiệu quả đảm bảo vị thế cạnh tranh của resort trên thị trường: Vốn chính là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực kinh doanh cũng như xác lập vị thế cạnh tranh của resort trên thị trường. Với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường bất động sản du lịch, việc đầu tư, đổi mới trong kinh doanh để tạo sự khác biệt, sức thu hút với khách hàng là yếu tố quan trọng. Và yếu tố đó chỉ đạt được khi chủ đầu tư bỏ ra một lượng vốn đủ lớn.
Cuối cùng, kế hoạch tổ chức tài chính giúp chủ đầu tư xác lập được bước đi trong tương lai: Với một kế hoạch tài chính chi tiết, nhà đầu tư có thể xây dựng những chiến lược mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của resort.
2. Xây dựng kế hoạch tài chính hiệu quả cho resort
Để xây dựng và hoàn thiện một bản kế hoạch tài chính thật chi tiết đòi hỏi nhà đầu tư phải có thời gian nghiên cứu thật kỹ thị trường và phân tích lượng vốn đầu tư của mình. Hãy tham khảo các bước chi tiết để lên một kế hoạch tổ chức tài chính hiệu quả sau:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Các chủ đầu tư cần xác định địa điểm toạ lạc của resort, khu vực đó có các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn gì mà bạn có thể cung cấp cho khách hàng. Ví dụ, một khu resort bãi biển thì chắc chắn các dịch vụ như: tắm nắng, bơi, lướt sóng,…hay các trò mạo hiểm như: nhảy dù, lặn,…là loại hình lý tưởng.
Còn các khu nghỉ dưỡng trên núi thì không thể thiếu những dịch vụ khám phá thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống bản địa,…Hơn thế nữa, nắm rõ được tình hình của địa điểm đó, nhà đầu tư sẽ biết được những khoản chi phí cụ thể như: tiền thuê, tiền cải tạo, tiền đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường,…),…
Bên cạnh đó, việc xác định và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực cũng là điều quan trọng cần phải làm. Hiểu được đối thủ của mình, các chủ đầu tư sẽ tìm được cách để tạo sự khác biệt và nâng vị thế cạnh tranh cho mình.
Bước 2: Phân tích nguồn vốn đầu tư
Chủ đầu tư cần phân tích và nghiên cứu thật kỹ quỹ tài chính của mình cũng như khả năng huy động vốn của resort. Ví dụ như, nguồn tài chính của chủ đầu tư có thể đảm bảo thực hiện đến công đoạn nào và nó đảm bảo chất lượng ra sao? Và quan trọng hơn là khi cần huy động vốn, con đường nào nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức tài chính
Để có bản kế hoạch tài chính hiệu quả, các chủ đầu tư nên xác lập nguồn vốn của mình theo hai giai đoạn:
Chi phí đầu tư ban đầu: Đây là khoản kinh phí nhà đầu tư phải bỏ ra để chuẩn bị cho hoạt động kinh resort: thuê hoặc mua địa điểm, cải tạo địa điểm, thiết kế và thi công xây dựng, sắm sửa đồ dùng, trang thiết bị, trang trí cảnh quan,…
Chi phí duy trì hoạt động: Sau khi chính thức đi vào hoạt động, resort sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để đảm bảo hoạt động trong thời gian đầu, vì lúc này số lượng khách hàng chưa lớn, có thể chưa có lợi nhuận thu về. Bản kế hoạch tài chính của bạn phải đảm bảo xây dựng một cách chi tiết chi phí như: tiền duy trì cơ sở vật chất, tiền chi trả lương cho nhân viên, tiền thu mua nguyên liệu, các sản phẩm cần thiết đảm bảo các dịch vụ ăn uống, vui chơi, chăm sóc sắc đẹp,…của khách hàng…
Bước 4: Kiểm soát rủi ro
Trong kinh doanh, dự báo và xây dựng kế hoạch kiểm soát những rủi ro có thể xảy ra là yếu tố vô cùng quan trọng. Dựa trên việc nghiên cứu thị trường và những thông tin thu được về tình hình thực tiễn của địa phương, các nhà đầu tư sẽ đưa ra những đánh giá về các rủi ro có thể xảy ra. Từ việc xác định đó, nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa ra các phương án xử lý hiệu quả cũng như kế hoạch tài chính dự trù nếu xảy ra rủi ro, nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh vận hành trơn tru.
Các bạn vừa cùng linhmarketing.com tìm hiểu về vai trò và cách để xây dựng bản kế hoạch tổ chức tài chính hiệu quả cho hoạt động kinh doanh resort. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bạn (đặc biệt, là những bạn đang tham gia đầu tư trong loại hình lưu trú này) đã có được những thông tin tham khảo hữu ích phục vụ cho công việc kinh doanh của mình.