Với một series bài viết về ngành F&B khách sạn, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn về F&B là gì? Vai trò của F&B trong hoạt động kinh doanh khách sạn hay Cơ cấu tổ chức nhân sự trong bộ phận F&B khách sạn. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục cùng linhmarketing tìm hiểu xem dịch vụ F&B trong khách sạn cung cấp những loại hình dịch vụ gì?
1. Ngành F&B là gì?
F&B khách sạn là thuật ngữ viết tắt của Food and Beverage (có nghĩa là thực phẩm và dịch vụ ăn uống trong khách sạn). Từ cách gọi cụ thể trên các bạn đã có thể tự mình định nghĩa được ngành F&B là gì rồi đúng không.
Vâng, hiểu một cách cụ thể, F&B khách sạn là dịch vụ cung cấp thực phẩm và ăn uống cho thực khách. F&B có thể được xây dựng độc lập theo hình thức của một nhà hàng, quán cà phê, quán đồ ăn nhanh,… nhưng chúng cũng có thể được sử dụng như một dịch vụ kèm theo của các khách sạn, resort phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
Ở Việt Nam, F&B khách sạn không phải là một ngành mới nhưng cũng không bao giờ là cũ, không những thế, nó đang chiếm giữ một thị phần “độc quyền” riêng và chưa bao giờ giảm nhiệt. Đây là một trong những ngành HOT và được nhiều bạn trẻ lựa chọn để khởi nghiệp. Còn đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhiều chủ đầu tư và nhà quản lý đã lựa chọn ngành này như một hướng đi chiến lượng để thúc đẩy kinh doanh, tăng lợi nhuận cho khách sạn.
2. Các loại hình dịch vụ của F&B
Welcome drink – Đồ uống chờ cho khách
Khi đến bất cứ nhà hàng, quán cà cà phê nào các bạn cũng sẽ được phục vụ một món đồ uống trước khi gọi đồ uống chính, đây là dịch vụ Welcome drink.
Đối với dịch vụ F&B khách sạn cũng vậy, khi bạn đến nhà hàng, không gian cafe, quầy bar của khách sạn hay thậm chí khi chờ làm thủ tục check-in, thì đều được phục vụ một món đồ uống. Đó có thể là một chút trà hay một loại nước uống nhẹ nhàng được pha chế theo công thức riêng của từng nhà hàng, khách sạn. Dịch vụ này thể hiện sự chu đáo, phong cách phục vụ chuyên nghiệp của nhà hàng, khách sạn đó.
Cocktail
Cocktail là thức uống được pha chế một cách nghệ thuật và có chứa ít nhất một loại rượu. Ngoài ra, trong một ly cocktail còn có các thành phần khác, như: trái cây, mật ong, sữa, kem và một số loại phụ gia khác, cái này tuỳ thuộc vào công thức pha chế và bartender.
Khi lưu trú tại khách sạn, quầy bar là địa điểm hoàn hảo để du khách nhâm nhi những ly cocktail đặc sắc và thả mình vào không gian âm nhạc đầy nghệ thuật. Giúp họ giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, rũ bỏ những suy tư, lo lắng của cuộc sống và tận hưởng cuộc sống một cách đúng nghĩa nhất.
Tea break
Tea break loại hình ăn uống không còn xa lạ gì trong các buổi sự kiện, hội thảo tại các khách sạn, nhà hàng ở Việt Nam. Tea break là một bữa ăn nhẹ với các loại bánh ngọt, hoa quả và cả các loại đồ uống, đặc biệt là trà và cà phê. Tiệc tea break thường được dùng trước giờ bắt đầu của buổi sự kiện hay lúc nghỉ giải lao giữa giờ để khách mời nghỉ ngơi, làm quen và giao lưu với nhau.
Finger food
Finger food là một bữa tiệc nhẹ, những món ăn được thưởng thức trực tiếp bằng tay, chứ không sử dụng kèm với con dao, nĩa, đũa hay các vật dụng như bình thường. Finger Food thường có những món ăn được chế biến với kích cỡ khá nhỏ, chúng gây chú ý với phong cách trình bày của các món ăn tỉ mỉ và đẹp mắt.
Thực khách tham dự bữa tiệc sẽ đứng xung quanh bàn tiệc chuyện trò và giao lưu với nhau, dùng đồ ăn và một số đồ uống phổ biến như rượu vang, cocktail, ngoài ra, một số bữa tiệc còn sử dụng giống như bữa tiệc trà nhỏ. Loại hình dịch vụ này thường được dùng trong những buổi tiệc của công ty, hội nghị, hội thảo hay liên hoan của các doanh nghiệp.
Buffet
Buffet trong tiếng Pháp có nghĩa là tự chọn hay còn gọi là tiệc đứng, loại hình này được ra đời từ thế kỷ 17. Đây là một hình thức tổ chức tiệc nhằm mang đến cho thực khách không gian tự do và thoải mái, thực khách có thể đi lại, đứng ngồi tùy thích khi ăn uống. Họ cũng có thể thoải mái lựa chọn những món đồ ăn, nước uống có trong bữa tiệc mà mình thích.
Loại hình này thường được tổ chức ở những không gian rộng, có thể phục vụ cho nhiều người hơn so với các loại tiệc ngồi. Ngoài ra, tiệc buffet còn được yêu thích bởi tính chất xã giao, vì chúng tạo ra nhiều cơ hội và không gian thoải mái cho thực khách, giao lưu với nhau.
Trên đây là 5 loại hình dịch vụ chính của F&B khách sạn mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ có thêm cái nhìn toàn diện hơn về dịch vụ F&B trong khách sạn, từ đó sẽ có được hướng tổ chức và phát triển tốt nhất trong tình hình thực tế của khách sạn mình.