Ngoài việc phục vụ nhu cầu lưu trú, kinh doanh khách sạn còn đảm bảo thoả mãn tốt nhất nhu cầu ăn uống, vui chơi – giải trí của khách hàng. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng các nhà hàng nằm trong chuỗi dịch vụ của khách sạn đã trở nên quen thuộc. Các nhà hàng với những món ăn ngon, độc đáo cũng là yếu tố giúp mang về lượng khách hàng lớn cho khách sạn.
Chính điều đó, cũng đòi hỏi các chủ khách sạn phải có những chiến lược quảng bá tốt cho nhà hàng, đem hình ảnh của nhà hàng đến gần hơn với khách hàng mục tiêu của mình hơn Và chắc chắn, để làm được điều đó thì không thể nào thiếu các chiến lược marketing hiệu quả.
Dựa vào tình hình cụ thể của từng khách sạn mà có rất nhiều kế hoạch marketing khác nhau và các bước tiến hành cũng không giống nhau. Nhưng tựu chung lại, tất cả các kế hoạch vẫn được triển khai dựa theo mô hình 4 bước sau:
1. Nghiên cứu và phân tích tổng quát
Đây là bước nền tảng cho bất kỳ một bản kế hoạch marketing cho khách sạn, ở bất cứ một ngành nghề nào. Nó được chia làm 2 phần chính như sau:
Phân tích tài sản: Người lập kế hoạch phải nắm rõ những con số cụ thể về thực đơn, giá thành món ăn, doanh thu hàng ngày, có dịch vụ kèm theo hay không,.. từ đó, chúng ta dễ dàng xác định được đâu là điểm yếu và đâu là điểm mạnh của nhà hàng, từ đó đề ra kế hoạch triển khai hay loại bỏ sản phẩm, dịch vụ.
Phân tích thị trường: Đây là khâu quan trọng nhất để đảm bảo cho bạn xây dựng một chiến lược marketing đạt hiệu quả cao. Phân tích thị trường là bạn phải đi vào nghiên cứu thật kỹ đối tượng khách hàng của mình, giúp bạn xác định thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tìm hiểu kỹ càng đối thủ cạnh tranh của mình, để biết được vị trí của mình, những điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ. Từ những điều nghiên cứu được bạn dễ dàng tạo ra những bản kế hoạch marketing tốt, thúc đẩy cơ hội cũng như tiềm năng kinh doanh của nhà hàng khách sạn.
2. Xác định phân đoạn thị trường mục tiêu
Tuy việc xác định đối tượng khách hàng cụ thể giúp bạn dễ dàng tập trung đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, nhưng đối với lĩnh vực nhà hàng thì thị trường và đối tượng khách hàng thường không có sự phân chia quá rõ ràng. Vì là phục vụ nhu cầu ăn uống, nên nhà hàng khách sạn của bạn ngoài việc phục vụ khách hàng đang lưu trú còn có thể phục vụ những vị khách bản địa, hay khách du lịch khách. Do đó, việc phân chia thị trường thành những phân đoạn nhỏ giúp cho nhà hàng phục vụ được nhiều đối tượng hơn, đem về nguồn doanh thu cao hơn.
3. Xây dựng mục tiêu và kế hoạch marketing
Trong bước này, bạn sẽ phác hoạ thật rõ ràng đối tượng khách hàng tiềm năng nhất của nhà hàng, đồng thời, cũng đưa ra những mục tiêu cụ thể, kết quả mà bạn mong muốn đạt được. Và để đạt được mục tiêu đó thì không thể nào thiếu được một bản kế hoạch marketing cụ thể, vạch rõ từng bước đi, cách thức thực hiện, các phương tiện hỗ trợ, các chương trình sẽ triển khai như: event, quà tặng, khuyến mại,…và chắc chắn là không thể thiếu một bản sự trù kinh phí chi tiết rồi.
4. Tiêu chí đánh giá kết quả
Khi thực hiện một kế hoạch marketing bạn cũng đã xác định mục tiêu, kết quả sẽ đạt được. Vì vậy, bạn cũng phải đưa ra những phương pháp đo lường, đánh giá hiệu quả của tiến trình thực hiện. Việc theo dõi và đánh giá đó, sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận ra những điểm thiếu sót của kế hoạch để kịp thời bổ sung, điều chỉnh làm sao để đến cuối cùng sẽ thu được hiệu quả cao nhất.
Trên đây là 4 bước cơ bản để lên một bản kế hoạch marketing cho nhà hàng khách sạn, các bạn có thể dựa vào khung gợi ý này để xây dựng một chiến lược marketing phù hợp nhất cho khách sạn của mình.
Chúc các bạn thành công!