Trong ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn chúng ta nghe rất nhiều đến Shift leader – một vị trí nghiệp vụ không thể thiếu nếu các chủ đầu tư muốn đảm bảo quá trình hoạt động và phát triển của nhà hàng, khách sạn. Vậy, Shift leader là gì? Shift leader phụ trách những công việc gì? Hãy cùng linhmarketing.com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Shift leader là gì?
Shift leader hay còn được gọi là Captain, là vị trí trưởng ca/tổ trưởng. Là người có nhiệm vụ và quyền hạn quản lý trong ca làm việc mà mình được phân chia và chịu trách nhiệm.
Trong ngành Nhà hàng, shift leader còn được phân thành nhiều vị trí nhỏ, cụ thể hơn dựa vào nhiệm vụ của mỗi bộ phận, như: bar/pub shift leader, lounge shift leader, restaurant shift leader…
Thực chất, shift leader cũng là một nhân viên nhà hàng bình thường nhưng năng lực có phần nổi trội hơn, có khả năng quản lý, giám sát và điều hành một nhóm, một bộ phận nhỏ, đảm bảo hoạt động tốt nhất, đem về hiệu quả công việc cao.
2. Bản mô tả cụ thể công việc Shift Leader
Mặc dù, Shift Leader cũng có thể được hiểu tương đương với Captain, chỉ những người trưởng ca hay tổ trưởng có trách nhiệm quản lý và điều hành một nhóm nhân viên cụ thể trong các nhà hàng – khách sạn. Tuy nhiên, nếu như xét sâu xa hơn về bản chất của nó thì, Captain dùng để chỉ vị trí Trưởng ca phụ trách quản lý và điều hành một nhóm nhân viên phục vụ trị một bộ phận, còn Shift Leader là cách gọi có thể được dùng để chỉ chức vụ Trưởng ca cho nhiều bộ phận.
Vị trí Shift Leader trong nhà hàng – khách sạn sẽ đảm nhiệm những công việc sau:
– Shift Leader phải nắm rõ lịch phân ca của từng nhân viên thuộc nhóm mình phụ trách. Chịu trách nhiệm phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên, gồm: công việc cụ thể phải làm, vị trí làm việc,…
– Có quyền hạn và trách nhiệm phân công, điều động nhân viên thuộc nhóm phụ trách thực hiện các công việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm của nhóm. Đồng thời, hỗ trợ các nhóm khác, bộ phận khác hoàn thành công việc khi cần thiết.
– Trước mỗi ca làm việc, Shift Leader phải kiểm tra xem các công việc, như: nhân viên phụ trách từng vị trí, công việc vệ sinh, setup chuẩn bị đón khách,..để đảm bảo mọi thứ sẵn sàng phục vụ khách hàng.
– Quản lý, theo dõi và thường xuyên kiểm tra dụng cụ, máy móc và toàn bộ trang thiết bị đã được phân công phụ trách cả về số lượng và chất lượng. Đảm bảo không có hỏng hóc hay sự cố gì xảy ra trong quá trình hoạt động.
– Trước và sau mỗi ca làm việc, Shift Leader phải thực hiện việc kiểm tra máy móc, thiết bị, tình hình vệ sinh thuộc những khu vực phụ trách.
– Đề xuất sửa chữa, bảo trì hoặc thay mới hệ thống máy móc, trang thiết bị kịp thời khi phát hiện hư hỏng hay xuống cấp.
– Phối hợp cùng các Trưởng ca khác, kiểm tra tình trạng của nguyên – vật liệu, trình đề nghị xuất – nhập hàng lên Giám sát hay Quản lý nhà hàng nhằm đảm bảo hoạt động của nhà hàng.
– Shift Leader cũng phải thực hiện các công việc như một nhân viên bình thường trong nhóm trong các trường hợp cần thiết như: thiếu người hoặc những giờ cao điểm.
– Phối hợp với Giám sát hoặc Quản lý nhà hàng tham gia hướng dẫn nhân viên mới, Đồng thời cũng trực tiếp tham gia đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng, kiến thức ngành cho nhân viên trong nhóm mình phụ trách. Định kỳ kiểm tra năng lực, kỹ năng của từng nhân viên.
– Giải quyết khiếu nại, thắc mắc hay các phàn nàn của khách hàng và nhân viên trong phạm vi quyền hạn cho phép. Trong những trường hợp ngoài phạm vi quyền hạn của mình, Shift Leader phải báo cáo, xin ý kiến xử lý của Giám sát hay Quản lý bộ phận/nhà hàng.
– Theo dõi, giám sát tinh thần và thái độ làm việc của từng nhân viên thuộc nhóm phụ trách. Đề bạt lên cấp trên xét duyệt khen thưởng cho những nhân viên có biểu hiện tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao. Ngược lại, đưa ra đề xuất kỷ luật khi nhân viên vi phạm nội quy, quy định của nhà hàng hay có những biểu hiện không tốt trong công việc.
– Báo cáo công việc cho Giám sát, Quản lý nhà hàng theo định kỳ hàng ngày/ tuần/ tháng.
– Tham gia các khóa đào tạo, các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý khi được phân công.
– Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu, sự phân công của Giám sát hay Quản lý nhà hàng.
Qua những thông tin tìm hiểu ở trên chắc hẳn các bạn cũng có thể nhận thấy, công việc Shift Leader là một vị trí đầy tiềm năng, là bước đệm giúp bạn thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, không ngừng cố gắng phấn đấu, rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức không khó để bạn được đề bạt lên vị trí Giám sát hay Quản lý nhà hàng.