Để duy trì hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho nhà hàng, chắc chắn trong hệ thống nhân sự của nhà hàng không thể nào thiếu đội ngũ nhân viên phục vụ. Vậy, phục vụ trong tiếng anh là gì? Còn những cách gọi nào? Làm thế nào để trở thành nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp? Hãy cùng linhmarketing.com khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.
1. Phục vụ tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh là serve có nghĩa là sự phục vụ, dịch vụ là service, người phục vụ hay nhân viên phục vụ là server.
Ngoài ra, đối với phục vụ tiếng anh còn có cách gọi khác, như: attend, assist khi dịch ra nó có nghĩa là hỗ trợ, cũng tương tự như serve, nhưng 2 từ trên lại ít được sử dụng trong môi trường nhà hàng.
2. Nhiệm vụ và chức năng của nhân viên phục vụ nhà hàng
Công việc của một nhân viên phục nhà hàng không đơn giản là đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong quá trình họ thưởng thức ẩm thực tại nhà hàng, nhân viên phục vụ nhà hàng còn phải đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tiêu biểu, như:
a. Thực hiện quy trình phục vụ khách hàng
Nhân viên phục vụ nhà hàng là những người đảm nhiệm công việc phục vụ khách hàng từ khi họ đặt chân vào nhà hàng cho đến lúc ra về. Họ có trách nhiệm chào đón khách, dẫn khách tới bàn đặt hoặc sắp xếp bàn mới cho khách; Giới thiệu những món ăn, đồ uống có trong thực đơn hoặc những món đặc trưng của nhà hàng; Lấy order từ thực khác để cung cấp cho nhà bếp và thu ngân; Kiểm tra khâu trình bày món ăn trước khi đưa ra phục vụ khách hàng.
Bên cạnh đó, phục vụ nhà hàng còn thực hiện nhiệm vụ phục vụ đồ uống theo yêu cầu, chịu trách nhiệm giải thích mọi thắc mắc, yêu cầu của khách hàng trong quá trình họ dùng bữa. Liên hệ với bộ phận thu ngân làm thanh toán cho khách khi họ có nhu cầu, tiễn khách và dọn dẹp, setup lại bàn ăn.
Để có thể làm tốt nhiệm vụ của một nhân viên phục vụ nhà hàng yêu cầu bạn phải là một người có phải có kiến thức vững vàng về ẩm thực cũng như các món ăn hiện có của nhà hàng, nắm rõ quy trình phục vụ nhà hàng.
b. Giữ gìn vệ sinh và quản lý, bảo quản hệ thống cơ sở vật chất
Khi bắt đầu một ca làm việc, nhân viên phục vụ nhà hàng có nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh, trình bày trang trí bàn ăn. Mỗi khi khách dùng xong, nhân viên phục vụ cũng là người dọn dẹp đĩa, bát dơ, lau dọn bàn ăn và setup lại như lúc ban đầu.
Ngoài việc phải thực hiện những công việc đó ra, nhân viên phục vụ nhà hàng cũng là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả những dụng cụ nhà hàng, như: bàn ghế, cốc ly, chén đũa và các vật dụng làm việc có liên quan, như: menu, phiếu ghi order,… đảm bảo mọi thứ an toàn, hợp vệ sinh, không có bất cứ hỏng hóc gì, để không gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của nhà hàng.
c. Phối hợp cùng các bộ phận khác đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Bộ phận phục vụ của nhà hàng không hoạt động riêng biệt, mà phải có sự phối kết hợp giữa các bộ phận với nhau. Thông thường, nhân viên phục vụ nhà hàng cần phải phối hợp chặt chẽ với bộ phận bếp, thu ngân để đảm bảo quy trình phục vụ. Đồng thời, có thể xử lý kịp thời các tình huống hay sự cố có thể xảy ra như: khách hủy bàn đặt, khách phàn nàn về chất lượng món ăn hay khi họ yêu cầu thanh toán,…
3. Yêu cầu để trở thành nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp
Ngoài việc thực hiện tốt trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, nhân viên phục vụ nhà hàng còn phải đảm bảo những yêu cầu sau:
a. Sức khỏe tốt
Nhân viên phục vụ phải đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình thật tốt mới đủ sức để hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao. Bởi vì, công việc của nhân viên phục vụ yêu cầu phải đi đứng, bưng bê liên tục trong nhiều giờ liền.
Công việc phục vụ yêu cầu dáng người thẳng, không khuyết tật, dị dạng.
Bên cạnh đó, làm việc trong môi trường liên quan đến đồ ăn, thức uống, vì vậy, nhân viên phục vụ phải thật chú ý về việc vệ sinh thân thể sạch sẽ, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng và chuyên nghiệp. Trước và trong ca làm việc tuyệt đối không uống rượu, bia; hạn chế ăn hành tỏi (vì có thể gây mùi); tay phải đảm bảo vệ sinh sạch, móng tay cắt ngắn và không được sử dụng sơn móng tay.
b. Yêu cầu về tư cách đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là yêu cầu đối với tất cả mọi ngành nghề, công việc chứ không riêng phục vụ nhà hàng. Một người nhân viên phục vụ xuất sắc là người có tư cách đạo đức tốt: trung thực,có lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm cao, vui vẻ, hòa đồng và đoàn kết với mọi người xung quanh. Sẵn sàng kết hợp, hỗ trợ nhân viên khác, bộ phận khách hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao, đảm bảo chất lượng phục vụ cho nhà hàng.
Là người chăm chỉ, siêng năng, có tinh thần cầu tiến, nhanh nhẹn, đúng giờ. Đồng thời, có ý thức bảo quản tốt các trang thiết bị, dụng cụ của nhà hàng.
Thái độ với khách hàng: tôn trọng, vui vẻ, nhiệt tình, ân cần và chu đáo.
Thái độ với cấp trên: tôn trọng, lịch sự, tuân thủ sự phân công công việc.
Thái độ với đồng nghiệp: tương trợ, hợp tác, vui vẻ, hòa nhã trong công việc.
Đối với nghề nghiệp: yêu nghề, tự hào về nghề nghiệp, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức, tay nghề
Đối với bản thân: luôn cố gắng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt, có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ.
c. Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ
Để trở thành nhân viên phục vụ, bạn phải trải qua quá trình đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tế, am hiểu về phương thức và quy trình phục vụ nhà hàng.
Kiến thức quan trọng mà bắt buộc nhân viên phục vụ nhà hàng nào cũng phải trang bị cho mình, đó là sự hiểu biết về các món ăn, thực đơn của nhà hàng cho đến các vấn đề về giá cả các món ăn, đồ uống đó.
Cố gắng thực hành thuần thục các kĩ năng nhà hàng, như: bưng bê, gắp rót, sắp xếp, trang trí bàn ăn, phòng ăn, nhà ăn.
Biết đọc thực đơn và xác định các loại thực đơn để biết cách setup bàn ăn và chuẩn bị dụng cụ ăn uống phù hợp cho khách cũng như chuẩn bị dụng cụ phục vụ cho mình.
Phải ân cần, chu đáo, lịch thiệp với khách, biết quan sát để nắm được ý muốn của khách nhằm phục vụ kịp thời, nhanh chóng.
Trong phục vụ phải ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự, diễn đạt dễ hiểu và phải biết ít nhất một ngoại ngữ.
d. Yêu cầu về Trang phục
Các nhà hàng thường có đồng phục cho từng bộ phận hoặc đồng phục chung của cả nhà hàng. Khi phát đồng phục, các bạn phải chọn trang phục vừa vặn với cơ thể, luôn giữ gìn quần áo sạch sẽ. Đồng thời, phải bảo đồng phục đồng bộ theo bộ phận không chỉ riêng quần áo mà còn giày dép, khăn, mũ,… đảm bảo đúng theo quy định nhà hàng đã đặt ra.
e. Những việc không được làm
Công việc nhân viên phục vụ nhà hàng có một số điều “tối kị” không nên hoặc tuyệt đối không được làm, đó là:
– Không được ngồi chung, ăn uống chung với khách trong giờ làm việc.
– Nghiêm cấm việc tò mò về chuyện riêng của khách.
– Nghiêm cấm ăn kẹo cao su, hút thuốc, ngoáy tai, mắt mũi, gãi đầu, khạc nhổ,…trong ca làm việc.
– Nghiêm cấm việc cãi cọ, cười nói với nhau trong ca làm việc, ảnh hưởng không tốt đến khách.
– Hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại trong ca làm việc, tuyệt đối không sử dụng trước mặt khách,…