Quản lý nhà hàng là một trong những ngành nghề năng động và có con đường tương lai khá rộng mở. Tuy nhiên, để theo đuổi và đi tới thành công với vị trí công việc này không phải là một việc dễ dàng, nó đòi hỏi sự kiên trì cũng như sự rèn luyện, học hỏi không ngừng nghỉ. Nếu bạn thực sự quyết tâm theo đuổi công việc này, vậy thì đừng bỏ qua bài viết chia sẻ vô cùng hữu ích này.
1. Quản lý nhà hàng là gì?
Quản lý nhà hàng là người điều hành và giám sát tất cả các hoạt động của nhà hàng từ tuyển nhân viên, đào tạo, phân công công việc, cho đến lên thực đơn, quản lý và giám sát công việc của từng bộ phận trong nhà hàng.
Quản lý nhà hàng được coi là một công việc “đa-zi-năng”, cùng một lúc người quản lý phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đặc biệt, quản lý nhà hàng chính là người đảm bảo lợi ích hài hòa giữa ba bên là: khách hàng – nhân viên – nhà hàng.
>> Bạn muốn xem thêm: Những lưu ý cho vị trí quản lý nhà hàng khách sạn 5 sao
2. Các bước để trở thành quản lý nhà hàng xuất sắc
Để trở một nhân viên quản lý nhà hàng khách sạn giỏi, bạn cần chú ý đến những điều gì? Hãy cùng Linh Trương tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây:
a. Phục vụ nhân viên cấp dưới
Có lẽ rất nhiều bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên và thắc mắc “Tại sao phải phục vụ nhân viên trong khi mình là người quản lý họ?”. Nếu thực sự bạn nghĩ như vậy thì tôi xin khẳng định rằng, bạn chỉ là một nhà quản lý bình thường và khó có cơ hội để trở thành một quản lý nhà hàng phi thường.
Nếu bạn biết phục vụ nhân viên của mình, họ sẽ phục vụ lại bạn còn tốt hơn nhiều lần bạn phục vụ họ. Những nhà quản lý phi thường hiểu rằng, khi họ quan tâm tới nhu cầu của nhân viên, họ sẽ nhận được sự yêu quý và trung thành từ những nhân viên đó. Ngược lại, khi nhân viên được quan tâm và đáp ứng những nhu cầu cần thiết, họ sẽ cảm thấy có động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
b. Quản lý nhà hàng không dùng lý thuyết suông
Bạn là người quản lý bạn phải lấy chính bản thân mình để làm gương cho nhân viên. Hãy ngừng việc chỉ bảo họ phải là thế này, thế kia mà hãy để họ thấy qua chính hành động của bạn. Việc nhìn vào hành động thực thế sẽ khiến họ hiểu công việc và có cảm hứng hơn.
Nói có vẻ đơn giản nhưng rất ít nhà quản ý có thể làm được điều này. Để thực hiện được, bạn hãy nghĩ đến hạn mức giá trị và tiêu chuẩn mà nhân viên cấp dưới cần đạt được và suy xét xem liệu chính bản thân bạn có thể thực hiện được những tiêu chí đó hay không, chứ đừng dùng lý thuyết suông, “chỉ tay năm ngón” để lãnh đạo nhân viên của mình.
c. Nhà quản lý chuyên nghiệp luôn biết cách hạn chế gia tăng quyền lực
Gia tăng quyền lực đồng nghĩa với việc bạn đang gia tăng khoảng cách với đội ngũ nhân viên của mình. Ranh giới quyền lực có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho chính bản thân bạn cũng như hiệu quả công việc mà bạn đang phụ trách.
Một Quản lý nhà hàng xuất sắc sẽ biết cách hiểu và phối hợp ăn ý với độ nhóm của mình hơn là việc áp dụng quyền lực để ra lệnh. Việc dùng quyền hành để khống chế nhân viên chỉ khiến họ sợ mà không nể phục.
Chính vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một nhà quản lý giỏi sẽ biết cách gắn kết với nhân viên, khiến họ cảm phục trước tài năng quản lý của mình, khuyến khích nhân viên mạnh dạn đề xuất ý tưởng mới để cải thiện quy trình phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Xem trọng và ghi nhận những đóng góp, thành tích mà nhân viên cấp dưới đạt được.
d. Luôn trao đổi với nhân viên
Đừng biến những cuộc họp, cuộc thảo luận trở thành cuộc họp ra chỉ thị hay phê phán nhân viên mà hãy biến nó trở thành một buổi trao đổi công bình. Điều đó sẽ giúp bạn tìm ra những vấn đề còn tồn tại hay những khúc mắc trong công việc, từ đó đưa ra những biện pháp xử lý giúp cho quá trình hoạt động của nhà hàng đạt được hiệu quả tốt hơn.
Việc trao đổi với nhân viên không chỉ dừng trong khuôn khổ công việc, bạn hãy biết cách quan tâm đến nhu cầu, đời sống cá nhân của mỗi nhân viên. Điều đó sẽ giúp cho nhà hàng tạo nên một môi trường làm việc tích cực, tạo được động lực, lòng nhiệt huyết cho nhân viên của mình.
e. Tối đa hóa cơ cấu nhân viên
Quản lý nhà hàng là người thường xuyên theo dõi, kiểm tra hiệu suất công việc của từng người trong bộ phận nhà hàng khách sạn. Từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp như: tăng lương, thưởng – phạt,… hay đề xuất với cấp trên luân chuyển công tác cho những nhân viên có năng lực. Ngoài ra, một nhà quản lý giỏi sẽ biết cách định hướng nghề nghiệp và khát vọng cá nhân của mỗi thành viên trong đội ngũ mình quản lý.
f. Biết cách tạo cảm hứng
Không có ai hoàn hảo và bạn cũng vậy, dù bạn có làm quản lý của một nhà hàng lớn, nổi danh nhưng không có nghĩa là bạn không thể có sai phạm. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu nhiều khi bạn cần phải học hỏi ngay từ chính nhân viên của mình.
Khi đụng vào điểm yếu của bạn, bạn cảm thấy mình đứng ngoài và không có cảm hứng để làm việc. Vì vậy, việc tự tạo cảm hứng cho bản thân là điều vô cùng quan trọng. Trước hết, bạn hãy xác định thế mạnh của bạn là gì, tập trung vào đó và cố gắng phát huy trong phạm vi thế mạnh đó. Sau đó, hãy học cách kích hoạt những thứ có thể tạo cảm hứng cho bạn và hiện thực hóa chúng.
g. Bỏ qua thành kiến cá nhân
Quản lý nhà hàng giỏi sẽ biết cách làm chủ suy nghĩ và khả năng phán đoán của mình để gạt bỏ những thành kiến không đáng có với nhân viên và các mối quan hệ trong khách sạn. Họ biết rằng sự khác nhau trong suy nghĩ và hiện thực, cần phải suy xét thật kỹ lưỡng.