Theo như khảo sát thực tế, hơn 60% bar nhà hàng, quán cafe phải sửa lại trong tháng đầu tiên vì công năng sử dụng không phù hợp, như: kích thước không chuẩn, vị trí sắp xếp đồ không hợp lý, … Vậy làm thế nào để có một quầy bar nhà hàng đẹp, thuận tiện cho quá trình làm việc của nhân viên? Mời các bạn cùng linhmarketing.com tham khảo thêm những thông tin gợi ý dưới đây.
Một quầy bar thiết kế sang trọng và đẳng cấp là điểm nhấn giúp cho nhà hàng thu hút lượng lớn khách hàng. Việc chú trọng thiết kế kiểu dáng, kích thước cho quầy bar không chỉ giúp cho không gian nhà hàng nổi bật, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời mà nó còn giúp cho nhân viên phục vụ khách dễ dàng, hiệu quả hơn.
>> Xem thêm: Thiết kế quầy bar độc đáo cực hút khách cho khách sạn
1. Kích thước lý tưởng cho quầy bar nhà hàng
Quầy bar thường được bố trí nằm trong góc của quán bar hay nhà hàng. Khi thiết kế quầy bar các bạn phải chú ý đến kích thước để nhân viên bar hoạt động và thực hiện các thao tác, đảm bảo chiều rộng tối thiểu là 90cm. Chiều cao lý tưởng cho một quầy bar là khoảng 1,1m trở xuống đối với quầy bar một tầng, khoảng 0,8m và 10,5m đối với quầy bar 2 tầng. Chú ý khoảng cách ít nhất giữa hai tầng là 25cm.
Về mặt kích thước, các bạn cũng nên quan tâm đến độ sâu của mặt quầy bar, nên dựa vào chức năng của mỗi quầy bar để quyết định kích thước chuẩn. Thông thường, độ sâu mặt quầy bar ít nhất phải đạt 40-60 cm.
Khi thiết kế kích thước quầy bar nhà hàng, các bạn nên lưu ý đến diện tích nhà hàng, vì nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến kiểu dáng, kích thước dự tính ban đầu của quầy bar. Kích thước quầy bar nhà hàng được xác định bằng kích thước bền mặt quầy, chiều dài và chiều cao của quầy tính từ mặt đất lên.
Với những nhà hàng có quy mô mặt bằng nhỏ, bạn nên chọn những mẫu quầy bar hình chữ nhật có kích thước vừa phải để tiết kiệm diện tích. Bạn cũng có thể lựa chọn mẫu quầy bar hình chữ L, chữ U chúng cũng giúp nhà hàng của bạn tiết kiệm được kha khá diện tích.
Còn đối với những nhà hàng có quy mô lớn, kích thước của quầy bar cũng phải tương đương. Không thể lựa chọn những mẫu quầy bar quá nhỏ, nó sẽ bị lọt thỏm ngay trong không gian rộng lớn của nhà hàng. Bạn phải chọn những kiểu quầy bar trông đồ sộ và thật ấn tượng để biến chúng thành điểm nhấn đặc biệt cho nhà hàng.
2. Lưu ý khi thiết kế và sắp xếp quầy bar nhà hàng
a. Thiết kế
Vật liệu làm mặt bàn quầy bar
Chất liệu chính là yếu tố quyết định đến thẩm mỹ của quầy bar. Quầy bar của bạn trông có nổi bật hay không? Có bền hay không là tùy thuộc vào chất liệu và kiểu cách thiết kế bạn chọn. Đặc biệt là mặt bàn quầy bar, nơi khách hàng nhìn thấy đầu tiên và cũng là vị trí thường xuyên tiếp xúc với rượu. Cho nên, nếu không muốn, quầy bar hư hỏng trong thời gian ngắn thì bạn nên chọn những chất liệu chống nước và có khả năng chịu mài mòn cao, ví dụ như: gỗ laminate, đá nhân tạo, đá granite,…
Ghế quầy bar
Việc sắp xếp ghế tại khu vực quầy bar cũng đòi hỏi đầu óc sáng tạo cao, phải bố trí làm sao cho hợp lý vè trông thật thẩm mỹ. Đối với ghế tại quầy bar, bạn nên chọn những loại ghế cao, có dựa lưng làm sao để khi ngồi vào khách cảm thấy thoải mái. Khi xếp ghế các nên chú ý đến khoảng khách giữa ghế với mặt bàn, 25cm là kích thước chuẩn nhất.
Chú ý đến ánh sáng và không gian
Quầy bar là nơi hoạt động của nhân viên pha chế, để công việc hiệu quả thì phần ánh sáng của khu vực quầy bar phải nhỉnh hơn không gian chung. Quầy bar là nơi xếp rất nhiều thiết bị, dụng cụ pha chế, nguyên liệu,… vì vậy, không gian ở đó phải được tiết kiệm một cách tối đa, sử dụng một cách hợp lý nhất. Việc lựa chọn kích thước quầy bar không chỉ tạo không gian thoải mái cho nhân viên thực hiện hiệu quả công việc mà còn mang đến được sự dễ chịu cho khách hàng khi dùng rượu hay cafe.
b. Sắp xếp
Sắp xếp theo tần suất sử dụng
Dựa theo tần suất sử dụng của từng vật dụng, thiết bị cũng như nguyên liệu sẽ giúp nhân viên pha chế hoạt động hiệu quả hơn. Ví dụ, những nguyên liệu như rượu, syrup,…hay những vật dụng như: dao, muỗng, shaker,… là những thứ thường xuyên sử dụng nên để ở những giá thấp, ngay tầm mắt, dễ lấy. Còn những loại ít sử dụng thì để ở giá cao nhưng vẫn đảm bảo trong tầm với của bartender.
Phân thành các nhóm tương tự với nhau
Những nguyên liệu, dụng cụ có hình dáng, kích thước, công dụng và cách sử dụng tương tự nhau phân vào một nhóm và xếp chúng ở gần nhau. Cách sắp xếp này có thể giúp nhân viên pha chế và nhân viên phục vụ quầy bar dễ dàng tìm thấy những thứ mình cần một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
Chú ý cách bố trí khu vực phía sau quầy bar
Phía sau quầy bar là khu vực khách hàng tập trung ánh nhìn nhiều nhất vì vậy, khi sắp xếp, bố trí các bạn phải trình bày làm sao cho thật tinh tế để gây được ấn tượng cho khách. Cách bố trí khu vực phía sau quầy bar ấn tượng nhất là chia chúng thành 2 phần: Phía trên trang trí bằng những đồ vật độc đáo cùng kiểu thiết kế kiến trúc lạ mắt; phía dưới là nơi trưng bày các loại rượu, đồ uống.
Bố trí trạm pha chế
Không giống như các bar pub, quầy bar nhà hàng thường có1 – 2 trạm pha chế . Mỗi trạm pha chế thường có: 1 thùng đá, 1 chậu rửa, 1 thùng rác, Rack và Rail dùng để đặt các chai rượu, kệ úp cốc, ly, nguyên liệu pha chế – trang trí…