Trong thời buổi hiện nay, kinh doanh khách sạn muốn có được doanh thu và lợi nhuận cao, thì chắc chắn ngoài việc cung cấp dịch vụ lưu trú khách sạn đó phải đầu tư cung cấp các dịch vụ kèm theo như: nhà hàng, vui chơi – giải trí, làm đẹp, casini,.. Trong đó, Nhà hàng là hình thức được các nhà kinh doanh khách sạn lựa chọn nhiều nhất và cũng mang về nguồn lợi kinh tế cao nhất trong các dịch vụ kèm theo của khách sạn.
Trong bài viết ngày hôm nay, mời các bạn cùng với linhmarketing.com tìm hiểu xem những mô hình nhà hàng nào mang về nguồn lợi nhuận tốt nhất cho khách sạn.
1. Restaurant
Restaurant là cơ sở kinh doanh các dịch vụ ăn uống sang trọng với hệ thống phòng ăn rộng, trang bị đầy đủ các tiện nghi chuyên dụng và đồng bộ. Khu vực restaurant của khách sạn sẽ có các loại kho khác nhau phù hợp với nhu cầu lưu trữ theo từng quy mô của nhà hàng đó. Các khu này được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị bảo quản, dự trữ thực phẩm, đồ uống một cách tốt nhất.
Các nhà hàng này sẽ phục vụ cả 2 nhu cầu của khách hàng: ăn và uống. Nhà hàng sẽ có một đội ngũ nhà bếp chuyên nghiệp với bếp trưởng và đội ngũ đầu bếp tay nghề cao. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến đội ngũ pha chế, những người tạo ra những món đồ uống ngon, hấp dẫn phục vụ khách hàng.
2. Snack bar
Đây là mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến ở các nước phương Tây. Snack bar ra đời đáp ứng nhu cầu của nhiều người có đam mê với bia và những món ăn nhẹ.
Quán bar với hình thức thu nhỏ với không gian được thiết kế đa phần ở ngoài trời. Đặc điểm đặc biệt nhất của mô hình bar này chính là nó không có nhạc lớn như các pub hay beer club bình thường khác. Snack bar chính là địa điểm lý tưởng cho những ai có niềm đam mê với bia và những món ăn nhẹ hay muốn tìm một không gian thư giãn, giải tỏa stress sau những giờ làm việc căng thẳng.
Snack bar thường phục vụ những món ăn nhẹ như: khoai tây chiên, các món snack và không thể nào thiếu mực chiên, Đùi ếch, Gà popcorn, Nachos bò bằm… Hơn thế, khách hàng đến đây còn có thể mua mang về.
Trong khách sạn, Snack bar chỉ đơn giản là không gian nhỏ được thiết kế mở và trang bị nội thất tiện nghi, mang lại cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng. Nó sẽ có một quầy pha chế và phục vụ đồ uống đủ rộng, thiết bị và dụng cụ pha chế đầy đủ, đồng bộ cùng bộ phận nhân viên chuyên nghiệp, hiểu biết về các món ăn, đồ uống. Đặc biệt, là hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại thu hút khách hàng.
3. Bar
Bar là một trong những dịch vụ kiếm lời cực tốt của khách sạn. Thông thường chỉ những khách sạn 3 – 5 sao mới có các dịch vụ bar. Nói về hình thức kinh doanh bar có rất nhiều kiểu để các chủ đầu tư có thể lựa chọn. Tiêu biểu như 3 hình thức dưới đây:
Pub (Bar rượu): Loại bar này chủ yếu phục vụ các loại rượu cùng các món ăn kèm phù hợp và cả một số loại đồ đồ uống đặc trưng của bar.
Cocktail bar (Bar pha chế): Đây chính là loại hình kinh doanh bar lý tưởng cho các khách sạn. Loại bar này chủ yếu pha chế và phục vụ các loại cocktail, mocktail. Ngoài ra còn có các loại sinh tố hay moothie.
Night club (Bar đêm): Đây là mô hình bar mà khách hàng đến đây sẽ được “quẩy” theo đúng nghĩa đen. Các night club có sản nhảy, hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại và các chương trình biểu diễn độc đáo để hấp dẫn khách qua đêm. Night club phục vụ chủ yếu các loại đồ uống có cồn.
>> Bạn muốn đọc thêm: Quầy bar dịch vụ kinh doanh siêu lợi nhuận cho khách sạn
4. Cafe aperitif
Mô hình nhà hàng khách sạn này sẽ chuyên phục vụ món ăn, đồ uống cho các bữa ăn chính trong ngày với quy mô và mức sang trọng trung bình. Đối tượng của các Cafe aperitif thường là dân văn phòng, khách du lịch đi theo đoàn nhỏ hoặc đi lẻ.
Các Cafe aperitif thường có một phòng ăn với diện tích không quá lớn cùng một khu vực bar chuyên phục vụ các món đồ uống nhanh.
5. Cafeteria
Cafeteria là cơ sở chuyên kinh doanh và phục vụ các bữa ăn chính trong ngày và theo hình thức khách tự phục vụ. Tại đây, các món ăn sẽ được bày trên một chiếc bàn dài phục vụ, du khách sẽ đi qua và tự chọn món ăn mà mình thích vào khay riêng.
Bên cạnh đó, đồ uống sẽ được đặt ở cuối hàng phục vụ, cạnh quầy thu ngân, du khách sẽ tự lấy đồ uống và thanh toán. Cafeteria sẽ có một khu vực riêng được bày sẵn bàn ghế, du khách có thể mang qua đó và thưởng thức món ăn.
Các Cafeteria thường được thiết kế và xây dựng với diện tích tương đối lớn bao gồm: vực bày món ăn, khu để đồ uống và bàn ăn của khách hàng. Đồ uống phục vụ tại đây chủ yếu là đồ uống đóng chai không cồn hoặc có cồn nhẹ.
6. Buffet
Buffet trong tiếng Pháp có nghĩa là tự chọn hay còn gọi là tiệc đứng, đây là loại hình kinh doanh các món ăn, đồ uống theo mô hình khách tự phục vụ, lựa chọn theo sở thích cá nhân và khả năng tài chính với giá trọn gói bữa ăn.
Đây là một hình thức tổ chức tiệc nhằm mang đến cho thực khách không gian tự do và thoải mái, thực khách có thể đi lại, đứng ngồi tùy thích khi ăn uống. Họ cũng có thể thoải mái lựa chọn những món đồ ăn, nước uống có trong bữa tiệc mà mình thích
Loại hình này thường được tổ chức ở những không gian rộng, có thể phục vụ cho nhiều người hơn so với các loại tiệc ngồi. Ngoài ra, tiệc buffet còn được yêu thích bởi tính chất xã giao, vì chúng tạo ra nhiều cơ hội và không gian thoải mái cho thực khách, giao lưu với nhau.
7. Fastfood
Là nơi cung cấp các món đồ ăn nhanh cho khách hàng. Các Fastfood chuyên chế biến đồng loại các suất ăn đơn lẻ, đáp ứng nhu cầu ăn nhanh của các thực khách. Các món ăn sẽ được chế biến sẵn, đồng loạt với một mức giá cố định được đưa ra.
Cũng như đồ ăn, đồ uống của các nhà hàng Fastfood cũng được phục vụ đồng loạt theo ly, chủ yếu sẽ là những món đồ uống không cồn. Toàn bộ đồ dùng để chứa thức ăn, thức uống tại đây chỉ sử dụng 1 lần.