Đối với bất cứ ngành nghề kinh doanh nào doanh thu chính là mục đích cuối cùng và đối với kinh doanh khách sạn cũng vậy. Tuy nhiên có một vấn đề khiến nhiều chủ khách sạn phải đau đầu, đó là việc tối đa hoá lợi nhuận và đảm bảo tỷ suất sử dụng phòng mà không bị chi phối theo mùa vụ.
Để đạt được hiệu quả cao, các chuyên gia về khách sạn khuyên bạn nên có một chiến lược quản trị doanh thu thật cụ thể và khoa học. Vậy, Làm thế nào để quản trị doanh thu của khách sạn một cách hiệu quả? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
1. Quản trị doanh thu khách sạn là gì?
Quản trị doanh thu được coi là chìa khoá thành công của các doanh nghiệp. Hiện nay, tại Việt Nam khái niệm này còn khá mới, chỉ những khách sạn cao cấp tiêu chuẩn quốc tế từ 4, 5 sao trở lên mới áp dụng quản trị doanh thu vào trong quản trị khách sạn.
Quản trị doanh thu là phương thức ứng dụng những kỹ thuật phân tích một cách khoa học nhằm dự đoán hành vi của khách hàng ở cấp độ vi mô, tối ưu hoá sản phẩm, dịch vụ và giá bán nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn.
2. Chiến lược quản trị doanh thu hiệu quả cho khách sạn
Đây là những cách thức quản lý doanh thu đang được nhiều khách sạn trên thế giới ứng dụng và đã đạt được những hiệu quả. Các chủ đầu tư của chúng ta có thể xem xét ứng dụng những chiến lược này vào công việc quản lý khách sạn của mình.
Quản lý kênh
Để bán phòng, khách sạn sẽ có nhiều kênh phân phối khác nhau, từng kênh phân phối đó sẽ có những chi phí khác nhau liên quan đến việc đặt phòng, vì vậy, chủ đầu tư có thể dễ dàng theo dõi mức giá thực tương đối. Bất kỳ một nhà quản lý doanh thu giỏi nào cũng sẽ chú ý đến sự dao động về giá cả trên các kênh phân phối để đưa ra những chiến lược tối đa hoá doanh thu và áp dụng nó cho từng thời điểm cụ thể.
Chẳng hạn như, khi triển khai bán phòng trên các kênh dù online hay offline, bạn có thể sử dụng các tài khoản thanh toán khác nhau. Sau mỗi chiến dịch, bạn sẽ xem xét lại các tài khoản khoản đó để xác định chi phí bỏ ra với số lượng khách hàng chấp nhận đặt phòng thông kênh đó.
Ngoài ra, để thu hút khách hàng thì không thể nào thiếu các chương trình khuyến mại, ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết. Các chủ đầu tư cũng cầ phải xem xét các chi phí này để so sánh với doanh thu mà nhóm khách hàng này đem đến để điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp nhất.
Khi tham gia các trang OTA hay các dịch vụ môi giới du lịch, khách sạn phải chi trả một mức hoa hồng khá cao cho các bên thứ 3 này. Do đó, nhà quản lý cần khảo sát doanh thu từ những kênh đặt phòng này, để đưa ra những giải pháp làm sao để thu hút khách hàng đặt phòng qua kênh trực tiếp của khách sạn nhằm thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận thuần từ việc đặt phòng.
Tối ưu hoá hệ thống công nghệ thông tin
Với sự phát triển bùng nổ của mạng lưới internet và khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Hiện nay, đa số các khách sạn đã ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin như: phần mềm dữ liệu, phần mềm quản lý khách sạn, các công cụ phân tích, báo cáo,.. giúp cho các chủ đầu tư dễ dàng phân tích các dữ liệu có sẵn, từ đó nhận biết được xu hướng và hoạch định kế hoạch, chiến lược trong tương lai.
Xem xét khung giá
Hãy biết cách khuyến khích khách hàng đặt phòng với những ưu đãi, khuyến mại có điều kiện. Tức là đặt ra những yêu cầu, điều kiện để được hưởng khuyến mại, như: thời gian, thời điểm, đối tượng được hưởng,… Ví dụ, đến mùa cưới, khách sạn có thể đưa ra chương trình ưu đãi giảm 20% khi đặt phòng couple, cùng voucher trị giá 1.000.000 đồng khi sử dụng dịch vụ nhà hàng của khách sạn. Điều kiện để đặt phòng: khách hàng là các cặp tình nhân, vợ chồng mới cưới, giới hạn thời gian book phòng là trong vòng 1 tuần hoặc 10 ngày.
Bên cạnh đó, các chủ đầu tư hãy nhớ kỹ một điều là hãy đưa mức giá ưu đãi trước cho khách hàng còn hơn là giảm giá vào phút chót. Nó sẽ làm mất đi giá trị thương hiệu của chính khách sạn.
Xem xét thị trường dịch vụ khách sạn
Việc xem xét thị trường sẽ giúp các chủ đầu tư biết được những nhu cầu dịch vụ mà từng nhóm khách hàng sẽ chi tiêu tại khách sạn ngoài dịch vụ lưu trú. Vì vậy, đa phần các khách sạn cao cấp hiện nay đều đang đa dạng hoá các dịch vụ của mình, thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của khách sạn nhiều hơn.
Việc triển khai các dịch vụ như F&B, quầy Bar, spa, thể thao,… trong quy mô dịch vụ của khách sạn, sẽ giúp cho các chủ đầu tư kiểm soát được mức chi phí tốt hơn là qua các đối tác bên ngoài và mang về những nguồn lợi nhuận thuần nhất.
Không được chia sẻ dữ liệu về các chỉ số phòng trung bình với các khách sạn khác
“Thương trường là chiến trước”, nếu muốn phát triển khách sạn phải đối đầu với những sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, việc để lộ những dữ liệu về các chỉ số giá phòng ra bên ngoài sẽ không tốt cho các chiến lược tổng thể của khách sạn. Hãy luôn nhớ rằng, bạn không phải là người duy nhất cung cấp các dịch vụ đó.
Kiểm soát chiến lược về giá theo từng ngày
Bạn hãy thử xây dựng một chiến lược doanh thu cụ thể cho công việc kinh doanh theo từng ngày/tuần/ tháng. Điều đó sẽ giúp bạn kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, dễ dàng điều chỉnh chiến lược cũng như đưa ra biện pháp khi có rủi ro.
Việc áp dụng có hệ thống và đúng phương pháp sẽ giúp cho nhà đầu tư dễ dàng tối ưu hoá lợi nhuận cho khách sạn. Với những phương pháp xây dựng chiến lược quản trị doanh thu ở trên, linhmarketing.com hy vọng đó sẽ là những gợi ý hữu ích giúp bạn đưa ra một chiến lược phù hợp nhất cho khách sạn, bất kể là khách sạn quy mô lớn hay nhỏ.